Tin tức hoạt động các khu vực dân cư
Nhằm cụ thể hóa Đề án số 11-ĐA/TU ngày 06/12/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ thuộc Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong tình hình mới”, sáng ngày 04/3/2024 Chi bộ tổ dân phố số 4, 5 và 6 đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề : Học tập ngoại khóa tại “Địa chỉ đỏ” Khu di tích Lịch sử Cách Mạng trong Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.
Nhằm cụ thể hóa Đề án số 11-ĐA/TU ngày 06/12/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ thuộc Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong tình hình mới”, sáng ngày 04/3/2024 Chi bộ tổ dân phố số 4, 5 và 6 đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề : Học tập ngoại khóa tại “Địa chỉ đỏ” Khu di tích Lịch sử Cách Mạng trong Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.
Tại khu di tích, các đồng chí Đảng viên đã được nghe hướng dẫn viên giới thiệu chung về quần thể di tích lịch sử Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Di sản văn hóa thế giới, nơi gắn liền với Lịch sử dân tộc Việt kéo dài suốt 13 thế kỷ với các tầng di tích đa dạng, phong phú, sinh động về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật của các triều đại phong kiến.
Điểm đặc biệt trong khu di tích này là hệ thống các công trình kiến trúc Pháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đây cũng chính là nơi được Bộ Quốc Phòng triển khai xây dựng Nhà D67 - Tổng hành dinh của Bộ chính trị và Quân ủy Trung ương trong công cuộc khánh chiến chống Mỹ cứu nước (gọi là Nhà D67 vì ngôi nhà được thiết kế, xây dựng vào năm 1967, giữa thời điểm đế quốc Mỹ dung không quân đánh phá ác liệt miền Bắc và Thủ đô Hà Nội). Tại đây các Đảng viên có có hội tìm hiểu về phòng họp của Bộ chính trị và Quân ủy Trung ương và nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Nhìn bên ngoài Nhà D67 là một căn nhà mái bằng 1 tầng bình thường. Nhưng các cửa phòng họp và phòng làm việc đều có thể thông tới 3 đường cầu thang xuống Hầm D67, đây là hệ thống hầm ngầm được xây dựng kiên cố chống bom, nằm sâu 9m nằm ngay bên dưới Nhà D67. Đây là một công trình kiến trúc quân sự giản gị nhưng có giá trị lịch sử văn hóa quân sự quý giá của thời đại Hồ Chí Minh ở thế kỷ 20, nơi mà Bộ Chính trị,và Quân ủy Trung ương đã hoạch định chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân tộc đấu tranh, thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu cước.
Rời khỏi Nhà D67, các Đảng viên được tham quan cận cảnh Hầm chỉ huy tác chiến T1 – Hầm chỉ huy tác chiến thuộc Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là nơi nhận báo cáo, truyền mệnh lệnh chỉ đạo của Bộ tổng tư lệnh đến khắp các chiến trường trên cả nước. Đặc biệt trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972. Trong 12 ngày đêm, Mỹ đã điều 630 lượt pháo đài bay B52 và hơn 1.490 lượt máy bay chiến thuật đánh phá 2.120 lần vào Thủ đô Hà Nội. Bộ tổng tư lệnh, Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã chỉ đạo các Quân chủng phòng phông không quân tác chiến cùng các lực lượng Quân và Dân thủ đô bắn hạ 81 máy bay của đế quốc Mỹ, trong đó có 34 pháo đài bay B52, 16 chiếc bị bắn rơi tại chỗ và 47 máy bay chiến thuật.
Thất bại trên bầu trời Thủ đô Hà Nội đã buộc Mỹ phải nối lại đàm phán, chấp nhận ký kết Hiệp định Paris vào đầu năm 1973.
Đến thăm quan một di tích Lịch sử Cách mạng quan trọng ngay giữa lòng Hà Nội, được tận mắt nhìn thấy những hình ảnh, hiện vật Bộ chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ tổng tham mưu – cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm xưa. Từ mỗi tấm bản đồ, quyển sách đến những bộ trang phục giản dị, bàn làm việc đơn sơ đều đem đến cho mỗi Đảng viên niềm xúc động về những năm tháng lửa đạn, khó khăn nhưng rất đỗi oanh liệt và hào hùng của dân tộc ta.