Chế độ chính sách Văn hóa- Xã hội
Đợt bùng phát dịch bệnh Đậu mùa khỉ gần đây là ngày 13/5/2022 với ca bệnh đầu tiên phát hiện tại Anh. Đến ngày 25/5/2022, thế giới ghi nhận 158 ca bệnh, 117 trường hợp nghi ngờ tại 19 quốc gia, chưa ghi nhận bệnh nhân tử vong. Bệnh có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc gần gũi, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
Đợt bùng phát dịch bệnh Đậu mùa khỉ gần đây là ngày 13/5/2022 với ca bệnh đầu tiên phát hiện tại Anh. Đến ngày 25/5/2022, thế giới ghi nhận 158 ca bệnh, 117 trường hợp nghi ngờ tại 19 quốc gia, chưa ghi nhận bệnh nhân tử vong. Bệnh Đậu mùa khỉ phát hiện lần đầu tiên trên khỉ vào năm 1958, bệnh nhân đầu tiên ghi nhận năm 1970 tại Congo. Bệnh có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc gần gũi, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trường hợp xác định mắc bệnh Đậu mùa khỉ là trường hợp nghi ngờ hoặc có thể và có kết quả xét nghiệm Realtime PCR dương tính với virus Đậu mùa khỉ.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp tạm thời phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ như: Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường…